Các sàn đây

1. Price Action hiểu sâu về nến
 Và thực chiến

Kinh nghiệm ứng dụng:
- Nến rất cơ bản và cũng có thể nói nó phản ánh trung thực nhất trong các indicator,
nến cực kỳ quan trọng cho định hướng trend của chúng ta, nến báo cho chúng ta biết
các NĐT muốn gì và đang làm gì ..... để hiểu rõ về nến thì chúng ta phải học cách quan
sát nến từ quá khứ ==> hiện tại ==> để đoán ra phần nào tương lai của cây nến tiếp
theo ...
- Bằng cách xem xét lại lịch sử giá giao dịch trong 15 kì gần nhất với thời điểm hiện tại
chúng ta có thể xác định được đâu là “vùng chiến sự ác liệt” giữa 2 phe BUY – SELL. Tùy thuộc vào NĐT giao dịch dài hay ngắn mà lựa chọn Khung thời gian giao dịch
phù hợp. Nếu lướt sóng thì chúng ta dùng 4H + 1H định tạm trend chủ , dùng M30 để
có được độ trể khá rõ của market , và điểm vào trạng thái, cũng như các tin quan
trọng thường ra vào lúc xxx h 30, thực ra sau khi định trend chủ xong quan sát quá
trình hình thành nến trước đó ==> tính ra các cản động của market thì Chúng ta sẽ
chuyển sang dùng M10 - M15 để vào ra trạng thái để có được giá tốt hơn; sau đó kết
hợp với chiêu thứ 2, 3 của Price Action  mà xem xét nên vào khối lượng lớn để ăn
cho được nhiều. Tránh chốt non khi sóng đang bắt đầu mạnh dần lên và chưa có dấu
hiệu cho sự đảo chiều “tiềm năng”.
- Vì những mức cản này thay đổi theo diễn biến của thị trường tại thời điểm hiện tại
nên ta gọi nó là “cản động”. Cũng chính vì thế nếu phá lên có xác nhận là các trader
nhảy vào buy theo ngay ngược lại nếu phá dưới có xác nhận thì các trader Sell theo
ngay, cách đánh này là chúng ta theo Market: market lên thì ta buy lên , market báo
xuống thì ta Sell theo, chạm cản động tiếp theo 2-3 lần không phá thì chốt dần, còn
nếu phá thì Bài tốt rồi phải Tố thêm vài khối lượng (KL) nữa để ăn cho hết trend,
- Vùng giá tập trung test càng nhiều thì vùng đó sau khi bức phá sẽ thể hiện rõ xu thế
và bức phá càng mạnh. Đó là thời điểm chúng ta quyết định mở mới hay đóng một vị
thế giao dịch.

2. Vù của nến / Đà của giá

Xác định lực mua cạn dần yếu đi hoặc bán cạn dần hoặc yếu đi để trốn mất dạng 
Thuật ngữ Cản động được hiểu theo 3 nghĩa:
- Nó là mức giá Cao nhất hoặc thấp nhất trong 15 kì gần nhất
- Nó là mức closed của những cây nến có mức giá cao nhất hoặc thấp nhất trong 15 kì
gần nhất
- Nó là mức giá “chuẩn – giá trị” trong 15 kì gần nhất – giá trung bình khi thị trường
sideway. (khi giá vượt lên trên/dưới mức giá trung bình này thì giá sẽ có xu hướng
đi thêm 1 khoảng nữa lên ngưỡng trên/dưới so với mức giá trung bình).
Tùy theo độ mạnh/yếu của market, ngữ cảnh cụ thể mà ta dùng từ cản động theo nghĩa nào
(trong 3 nghĩa trên). Cũng chính vì nó biến động và xác định dựa trên thực tế thị trường
đang chạy nên ta mới gọi nó là động, khi kết hợp với các mô hình Rùa thì nó được hiểu
thêm một nghĩa nữa là các móng rùa, độ vươn tới của market ...
Thuật ngữ “PHÁ XÁC NHẬN” có nghĩa là có ít nhất 1 cây nến trong kì xem xét (chúng ta
trade khung thời gian nào thì có cản động của khung thời gian đó và sử dụng cản động đó
để trade. Trong trường hợp khoảng cách giữa các cản động của các khung thời gian quá gần
nhau thì khung thời gian lớn hơn đóng vai trò quyết định) đóng cửa nằm trên/dưới hoàn
toàn so với cản động thì giá có xu hướng tiếp tục đến ngưỡng cản động tiếp theo. Còn mà
chỉ phá qua tạo bóng nến dài như kiểu Pin bar hay Fakey bar thì ta gọi đó là “trend giả”.
Điều này cho thấy trend trước đó đã kết thúc (lực mua/bán đã cạn dần).
“Chiêu 1 là chiêu cơ bản nhất trong bộ tài liệu này. Do vậy trước khi nghiên cứu các
phần tiếp theo, bạn hãy mở chart ra và thử vận dụng những kiến thức trên “chart live”
trước khi tiếp cận các chiêu khác bạn nhé!”

CÁC DỊCH VỤ

Nhóm đây

Gửi thông tin

LIÊN HỆ